Tại Hội nghị, Phó Thủ
tướng Vương Đình Huệ đã đánh giá cao vai trò của công tác ĐTNN trong phát triển
kinh tế - xã hội trong 30 năm qua.
Theo đó, việc mở cửa thu
hút ĐTNN vào cuối năm 1987 là một quyết sách lịch sử, thể hiện tư duy, quan
điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước trong quan hệ
kinh tế đối ngoại, huy động nguồn lực nước ngoài, cũng với nguồn lực
trong nước để phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Qua 30 năm, ĐTNN đã có sự đóng góp quan trọng
vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam; góp phần xóa bỏ thế bao vây cấm vận,
bình thường hóa quan hệ với các nước và tổ chức quốc tế, thúc đẩy tiến trình
hội nhập.
Tuy nhiên niện nay, nhiều
bất cập trong công tác ĐTNN cần tháo gỡ, như: Định hướng chính sách FDI giai
đoạn tới làm sao để thu hút ĐTNN chọn lọc, khắc phục được các vấn đề tồn tại và
đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài hiệu quả hơn nữa; trong đó có một số
vấn đề quan trọng: Giải pháp thúc đẩy
liên kết FDI với trong nước? Mục tiêu liên kết? Cách thức tăng tỷ lệ nội địa
hóa, phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT)? Giải pháp cụ thể để phát triển nguồn nhân lực,
phát triển hạ tầng, thu hút gắn với khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên môi
trường? bCần có chính sách gì để khuyến khích đầu tư mở rộng?...
Theo Thứ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng, đến nay cả nước có 27.463 dự án ĐTNN còn hiệu
lực, với tổng vốn đăng ký khoảng
342,8343 tỷ USD và tổng vốn thực hiện hơn 192 tỷ USD. Tỷ trọng vốn ĐTNN trong
tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội duy trì ở mức khoảng 18-25% trong giai
đoạn 1991 - 2018.
Báo cáo 2017 của Tổ chức
thương mại và phát triển LHQ (UNTAD) đánh giá Việt Nam nằm trong Top 12 quốc
gia thành công nhất về thu hút ĐTNN.
Cùng với nhiều thành quả
quan trọng trong công tác ĐTNN: như góp phần hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu, tăng nguồn thu ngân sách, tạo việc
làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường thế
giới…Cũng cần thẳng thắn nhìn
nhận, việc thu hút và sử dụng ĐTNN thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, bất cập.
Trong khi đó, bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước đang đặt ra những cơ hội
và thách thức mới đối với việc thu hút và sử dụng ĐTNN trong giai đoạn tới. Cuộc
ách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến đầu tư, sản xuất, kinh
doanh, phát triển công nghệ, nguồn nhân lực... Vì vậy, việc phải có định hướng
khung chính sách, thể chế về ĐTNN trong tình hình mới là vô cùng cấp thiết.
Thực hiện yêu cầu của Bộ
Chính trị, Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã chỉ đạo Ban Cán sự Đảng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư đã phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án “Định hướng hoàn
thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng
ĐTNN đến năm 2030”…
Tại
Hội
nghị, qua các
ý kiến đóng góp về thu hút đầu tư FDI trong
bối cảnh mới được các đại biểu
nêu ra; Phó
Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng
các bộ, ngành ghi nhận và tiếp
thu nhằm hoàn thiện Đề án
trình Bộp Chính trị.
Bên
cạnh đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng chia sẻ nhiều vấn đề đặt ra trong
thu hút, sử dụng FDI trong giai đoạn tới nhằm phát triển bền vững đô thị, khuyến
khích chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý và sẵn sàng cho doanh nghiệp Việt
Nam tham gia chuỗi cung ứng, logistics toàn cầu.
Việt
Nam cần chuyển đổi phương thức tiếp cận FDI với “động cơ” chính là thu hút công
nghệ cao, lao động chất lượng cao, chủ động thu hút FDI và phân cấp mạnh mẽ cho
các chính quyền địa phương để thu hút các tập đoàn đa quốc gia “xây tổ”, chuyển
tư duy thu hút đầu tư theo quy mô vốn sang tiêu chí dựa vào hiệu quả giá trị
gia tăng của dòng vốn FDI. Việt Nam cần xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh
thuận lợi, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế số để tất cả các thành phần
kinh tế được hưởng lợi và các chính sách cụ thể để liên kết FDI với khối doanh
nghiệp trong nước.
Phó
Thu tưởng Vương Đình Huệ khẳng định, Chính phủ Việt Nam nhất quán hoàn thiện thể
chế chính sách để tăng cường thu hút FDI. FDI là bộ phận hữu cơ, thành viên
tích cực của nền kinh tế và Việt Nam sẽ thực hiện hợp tác, đầu tư với các doanh
nghiệp FDI./.
Thứ trưởng Vũ Đại Thắng cho biết, do tầm quan trọng của Đề án
“Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả thu
hút và sử dụng ĐTNN đến năm 2030”, Bộ Chính trị đã phân công đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ
tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo xây dựng Đề án để trình Bộ Chính trị ban hành
Nghị quyết chuyên đề lần đầu tiên về FDI ĐTNN nhằm có những giải pháp mạnh mẽ,
đột phá để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng ĐTNN, đặc
biệt là gắn kết ĐTNN với Chiến lược phát triển KTXH 2021-2030.
Cục ĐTNN