Phát biểu trước hơn 400 đại biểu phía Hàn Quốc tham dự
Diễn đàn, Thứ trưởng Vũ Đại Thắng đánh giá quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang ở trong giai đoạn
phát triển tốt đẹp nhất, được vun đắp bằng tình hữu nghị và những nỗ lực chung
của Chính phủ và nhân dân hai nước.
Bên cạnh đó,Thứ
trưởng nêu bật những thành quả trong quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai nước. Hàn Quốc hiện là đối tác đầu tư lớn nhất, đối
tác hợp tác phát triển song phương và du lịch lớn thứ hai và đối tác thương mại
lớn thứ ba của Việt Nam. Trong đó, với hơn 66 tỷ USD tổng vốn đầu tư đăng ký, các doanh nghiệp Hàn Quốc đang giữ vai
trò tích cực trong một số lĩnh vực kinh tế trọng yếu của Việt Nam...Doanh nghiệp
Hàn Quốc cũng là những đối tác chiến lực của nhiều Tập đoàn hàng đầu Việt Nam,
như: Kebhanabank, SK... Đây không chỉ là
những dự án hợp tác để tiếp cận thị trường Việt Nam mà còn mở ra một chương mới,
khi doanh nghiệp hai nước cùng hướng đến thị trường khu vực và thế giới.
Bên cạnh
các kết quả tốt đẹp về hoạt động đầu tư, minh chứng khác trong thành công về
thương mại giữa hai nước cũng được Thứ trưởng Vũ Đại Thắng nêu bật. Cụ thể, quy
mô thương mại giữa hai nước không ngừng gia tăng, dự kiến đạt khoảng 70 tỷ USD
vào năm 2019. Việt Nam là một trong hai nước ASEAN duy nhất có Hiệp định FTA
song phương với Hàn Quốc (cùng Singapore), kim ngạch thương mại song phương chiếm
50% tổng kim ngạch giữa Hàn Quốc và ASEAN.
Mời gọi doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục quan
tâm tìm hiểu, nghiên cứu gia tăng và mở
rộng các hoạt động kinh doanh, sản xuất tại thị trường hấp dẫn Việt Nam. Thứ
trưởng Vũ Đại Thắng cho biết, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ giai
đoạn 1986 - 2018, đang được nhiều tổ chức quốc tế, doanh nghiệp nước ngoài đánh
giá khả quan. Điển hình trong thời gian trên, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt
bình quân 6,74%. Trong đó, năm
2018 tăng 7,08%, cao nhất trong 1 thập kỷ; năm 2019 ước đạt trên 6,8%, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực,
thế giới. Đi cùng với đó, là
các lợi thế về chính trị xã hội, kinh tế vĩ mô ổn định; lực lượng lao động
đông, có khả năng tiếp thu các kiến thức về kỹ thuật công nghệ mới...
Việt Nam cũng được
xếp thứ 8 trong số các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư năm 2019, tăng
15 bậc so với năm 2018 (theo đánh giá của US News and World
Report 2019). Diễn đàn Kinh tế Thế giới đánh giá năng lực cạnh
canh của Việt Nam cải thiện vượt bậc trên cả 3 trụ cột: thể chế, cơ sở hạ tầng
và kỹ năng, xếp thứ 67/141 quốc gia, vùng lãnh thổ; xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng khá, đạt
trên 190 tỷ USD, tăng 8,2%. Các chỉ số kinh tế quan trọng của Việt Nam đạt và
vượt chỉ tiêu; thị trường Việt Nam có thay đổi cơ bản và tăng nhanh về sức mua
dựa trên thu nhập bình quân đầu người; tầng lớp trung lưu chiếm 15% và đang
tăng nhanh tạo nên một thị trường chỉ có chỉ số phát triển
bán lẻ hấp dẫn đứng thứ 6 toàn cầu (theo A.T.Kearney); nhiều lĩnh vực có tiềm
năng lớn như thương mại điện tử,
du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến...
Việt Nam tiếp tục kiên định chính sách hội nhập quốc
tế và đã ký 12 Hiệp định thương mại tự do. Việt Nam cùng Hàn Quốc cũng tích cực
đàm phán hướng đến mục tiêu ký kết RCEP trong năm 2019, mở ra nhiều cơ hội mới
cho đầu tư, thương mại trong khu vực kinh tế rộng lớn, có quy mô dân số lớn nhất
và tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất toàn cầu. Việt Nam đã tham gia và được đánh
giá là nước tận dụng được nhiều lợi ích nhất trong Hiệp định CPTPP. Đây là Hiệp
định có những tiêu chuẩn cao, toàn diện, là bảo đảm pháp lý quan trọng, giảm thấp
rủi ro cho các kế hoạch đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam là
nước ASEAN thứ hai (sau Singapore) và nước đang phát triển đầu tiên ở Châu Á ký
Hiệp định thương mại tự do (EVFTA), Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) với EU, mở
thêm cơ hội cho các nhà đầu tư quốc tế nói chung và Hàn Quốc nói riêng đến Việt
Nam để tiếp cận thị trường EU…
Những tín hiệu trên, cho thấy thị trường Việt Nam đủ
lớn cho các kế hoạch kinh doanh thành công của doanh nghiệp Hàn Quốc, đặc biệt
trong bối cảnh các thương hiệu Hàn Quốc rất được ưa chuộng tại đây. Đồng thời
cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp
Hàn Quốc đầu tư vào lĩnh vực ứng dụng thành tựu cách mạng CN 4.0 thông qua việc
hợp tác, liên kết và hỗ trợ tài chính với các đối tác trong nước.
Một số định hướng trong thu hút ĐTNN thời gian tới,
cũng được Thứ trưởng Vũ Đại Thắng nhấn mạnh trước các đại biểu Hàn Quốc tham dự
Diễn đàn. Việt Nam chú ý đến chất lượng, hiệu quả, bảo vệ môi trường; ưu tiên
các dự án công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại
có giá trị gia tăng cao, có tác
động lan toả, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Chính phủ Việt Nam đang hoàn thiện,
trình Quốc hội xem xét, sửa đổi, phê duyệt các dự thảo Luật Đầu tư, Luật Doanh
nghiệp (sửa đổi), Luật về PPP theo hướng tạo khung khổ pháp lý thuận lợi, minh
bạch, cạnh tranh, phù hợp với các thông lệ quốc tế nhằm thu hút có hiệu quả các
dự án FDI có chất lượng. Bên
cạnh đó là các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của môi trường
đầu tư quốc gia và cải thiện chất lượng nguồn vốn
ĐTNN…
Đánh giá cao Chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc
với mục tiêu thúc đẩy thịnh vượng chung, con người và hòa bình. Trong đó, xác
định Việt Nam là một trong những đối tác trọng tâm của Chính sách; cũng như việc
hai nước đang tìm động lực hợp tác, phát triển mới cho kinh tế dựa vào đổi mới,
sáng tạo, dịch vụ chất lượng cao. Thứ trưởng Vũ Đại Thắng cho rằng, trong quá trình đó,
Việt Nam khuyến khích đầu tư từ Hàn Quốc, đẩy mạnh hợp
tác toàn diện từ phát triển thương hiệu, sản xuất, thị trường trong chuỗi giá
trị, phát huy và kết hợp thế mạnh của mỗi nước. Đặc biệt trong trong
các lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, vật liệu mới -
cơ khí chính xác, nông nghiệp- chế biến thực phẩm, ICT, năng lượng, phát triển
hạ tầng, môi trường, đô thị thông minh, y tế, sinh học, dịch vụ chất lượng cao,
tham gia cổ phần hóa DNNN, các dự án Startups...
Nhân dịp tham dự Diễn đàn Phát triển Kinh tế Việt
Nam lần thứ I, Thứ trưởng Vũ Đại Thắng cũng chủ trị buổi Tọa đàm với hơn 20 doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm
đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi về các
cơ hội đầu tư, giải đáp các đề xuất của doanh nghiệp trong các vấn đề về năng
lượng, giao thông, hạ tầng, công nghiệp chế tạo...Đồng thời, trong thời gian
công tác tại Hàn Quốc (từ ngày 28 - 29/10/2019), Thứ trưởng cũng làm việc với ông Kim Ki Mun,
Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc (KBIZ), để trao đổi định hướng về thu hút ĐTNN, thống nhất xây
dựng cơ chế hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng KBIZ hỗ trợ doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư hiệu quả tại
Việt Nam. Ngoài ra, Thứ trưởng cũng trao đổi với ông Kim Sil Gil, Chủ tịch Hiệp
hội máy nông nghiệp Hàn Quốc (KAMICO), lãnh đạo Tập đoàn Hanwha, đại diện Công
ty LG về việc hợp tác đầu tư trong các dự án về năng lượng, máy nông nghiệp,
pin thế hệ mới, hàng không vũ trụ...
Diễn đàn Kinh tế Việt
Nam lần thứ I được diễn ra với quy mô lớn, với hơn 400 đại biểu phía Hàn Quốc tham dự, bao gồm lãnh
đạo các Cơ quan Chính phủ, Quốc hội, giới tri thức, học giả, doanh nghiệp và những
người bạn quan tâm đến hợp tác kinh tế với Việt Nam. Trong đó, có hầu hết các Tập
đoàn, doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc như Samsung, LG, Lotte, SK, CJ, Posco, các
định chế tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Diễn đàn cũng có sự hiện diện của ông
Kim Jong Gu, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban phát triển doanh nghiệp, công
nghiệp, thương mại và tài nguyên Hàn Quốc; ông Kim Yong Rae, Thứ trưởng Bộ Công
nghiệp, Thương mại và Tài nguyên Hàn Quốc (MOTIE), ông Kim Hyung Ki, Chủ tịch
Hãng truyền thông Newsis và ông Nguyễn Vũ Tú, Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc.
Thứ trưởng Vũ Đại Thắng cho biết, Việt Nam đánh giá cao cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc không chỉ giữ vai trò
tiên phong trong hợp tác đầu tư, mà còn thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai
nước trên các lĩnh vực đi vào thực chất, hiệu quả hơn. Ngoài ra, Thứ trưởng
cũng nhấn mạnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cam kết sẽ
tiếp tục vai trò đầu mối, dẫn dắt quá trình cải thiện môi trường đầu tư, tạo mọi
điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư, kinh doanh thành công, hiệu
quả đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam.
Cục ĐTNN